Internal link là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình làm SEO website. Chúng tác động đến trải nghiệm của người dùng. Đồng thời cải thiện thứ hạng cho trang web mục tiêu trên các công cụ tìm kiếm. Vậy Internal link là gì và làm thế nào để xây dựng Internal link hiệu quả? Hãy tham khảo ngay bài viết sau của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin hữu ích.
Internal link là gì?
Internal Link (liên kết nội bộ) là hình thức liên kết từ trang này đến trang khác trên cùng 1 tên miền (Domain) hay website. Mục đích của Internal Link nhằm điều hướng người dùng và chia sẻ các liên kết có giá trị.
Một số Internal link thường được áp dụng bao gồm:
- Internal Link từ trang chủ đến phần danh mục, bài viết.
- Liên kết từ danh mục đến bài viết.
- Link từ bài viết này đến bài viết khác.
- Internal Link từ menu, footer.
- Đặt Internal Link dưới dạng banner đặt trên website.
Vai trò của Internal link trong SEO website
Internal link có vai trò rất quan trọng trong SEO website bởi 4 lý do sau:
- Tăng sự uy tín giữa các page trong trang web: Thông qua các liên kết, các trang con trong website sẽ hỗ trợ nhau xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm.
- Giữ chân khách hàng: Việc xây dựng Internal link sẽ điều hướng khách hàng ở lại website của bạn lâu hơn. Đồng thời hiển thị các gợi ý cùng chủ đề giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin.
- Giảm tỷ lệ thoát trang: Xây dựng Internal Link một cách chuyên nghiệp sẽ khiến khách hàng bị cuốn theo các bài viết. Từ đó, giảm tỷ lệ thoát của trang web.
- Tối ưu UX (trải nghiệm người dùng): Ngoài nâng cao trải nghiệm người dùng, Internal Link khiến Google đánh giá cao nội dung trên web của bạn. Từ đó gia tăng thứ hạng website của doanh nghiệp trên bảng tìm kiếm của Google.
- Tăng tốc độ Index, chỉ số PR: Xây dựng Internal link còn giúp cấu trúc website được thiết lập chặt chẽ, tăng tốc độ index của Google. Ngoài ra, việc này còn góp phần làm chỉ số PR tăng trưởng đồng đều.
Cách xây dựng Internal link tối ưu SEO hiệu quả
Các cách xây dựng Internal link sau đây tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả vượt trội:
Sử dụng Breadcrumb thông minh
Breadcrumb là tập hợp những liên kết giúp người đọc xác định vị trí hiện tại của mình trên cấu trúc website. Chúng hiển thị bên dưới menu chính, bao gồm các thư mục mẹ của bài viết. Trong mỗi thư mục sẽ chứa nhiều bài viết cùng chủ đề để người đọc dễ dàng tham khảo. Từ đó, dẫn dắt khách hàng đến các trang con khác trong cùng một website.
Sửa các link nội bộ bị hỏng
Lỗi hiển thị 404 xuất hiện khi Internal Link bị hỏng khiến cho công cụ tìm kiếm không tìm thấy thông tin/trang web yêu cầu. Do đó, bạn nên rà soát các liên kết hiện có để kịp thời sửa chữa trước khi lên kế hoạch tạo thêm các liên kết mới.
Xác định và chuyển hướng lại các chuỗi dữ liệu kịp thời
Thao tác này được áp dụng trên các trang có lượt truy cập cao hoặc có nhiều dòng sản phẩm. Chẳng hạn đối với sản phẩm hết hàng, hãy điều hướng khách hàng đến trang có sản phẩm tương tự. Hoặc bạn có thể bổ sung phần gợi ý sản phẩm ngay bên dưới mỗi sản phẩm chính. Nhằm mở rộng nhu cầu của khách hàng, hãy cân nhắc điều hướng họ về lại trang tổng hợp tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp.
Đặt và sắp xếp các liên kết nội bộ có tổ chức
Để tối ưu khả năng hiển thị giữa các liên kết, cách tốt nhất là sắp xếp chúng theo thứ tự. Mỗi trang nên có một cột chính liên kết đến nội bộ nhằm giúp người đọc xác định đâu là trang đơn, đâu là trang liên kết trên/dưới.
Ngoài lọc bài viết theo ngày xuất bản/chuyên mục, bạn có thể sử dụng phần mềm Outbound Link Manager. Đây là phần mềm giúp bạn đã dễ dàng chỉnh sửa link/anchor text hoặc thêm/xóa thẻ nofollow.
Khắc phục các lượt nhấp chuột không hiệu quả
Phải mất đến 3 lượt click chuột mới xem được trang web sẽ khiến công cụ tìm kiếm nhận định đây không phải là một trang quan trọng. Điều này làm cho trang của bạn không có thứ hạng cao trên Google. Vì vậy, hãy điều hướng người dùng đến các trang quan trọng, thúc đẩy khách truy cập để “hành động”.
Sử dụng hệ thống điều hướng mạng lưới liên kết nội bộ
Đầu trang, chân trang, thanh menu phía trên và hai bên của website là các vị trí đắt giá. Do đó, bạn nên cân nhắc chèn Internal Link có giá trị kinh tế cao vào những vị trí trên. Lưu ý, nếu các liên kết có khả năng làm mất đi tính chuyển đổi của liên kết ban đầu thì không nên áp dụng.
Loại bỏ những liên kết không hữu ích
Chèn quá nhiều Internal Link sẽ khiến giao diện website “xuống cấp”. Bên cạnh đó, điều này còn ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của người dùng. Lúc này, tỷ lệ thoát trang sẽ tăng cao, kéo theo thứ hạng website trên Google bị sụt giảm. Vì vậy, hãy loại bỏ các liên kết không hữu ích cũng như không phục vụ cho mục đích được đặt ra ban đầu.
“Tự động hoá” xây dựng Internal Link
Mặc dù các thao tác xây dựng Internal Link khá đơn giản nhưng nếu làm thủ công hàng nghìn liên kết lại không hề dễ dàng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tạo Internal Link một cách tự động. Dù những liên kết này được tích hợp vào hệ thống quản lý nội dung hay nhờ lệnh chèn vào nội dung/danh mục thì khả năng mở rộng được liên kết nội bộ là vấn đề mà bạn cần quan tâm.
Lên kế hoạch liên kết khi sản xuất nội dung
Trang web dù xếp thứ hạng cao nhưng nếu không có liên kết đằng sau sẽ không hoạt động được. Lỗi này thường xảy ra đối với các trang có nội dung cũ hoặc những sản phẩm mới tung ra thị trường nhưng không có SEO. Bạn có thể cân nhắc liên kết phần nội dung mới vào các trang liên quan hoặc có ý nghĩa.
Sự phối hợp giữa các bộ phận
Để phát triển website, các bộ phận trong công ty nên cùng nhau thảo luận, thống nhất quy trình. Nếu không sẽ gây lãng phí thời gian, chi phí mà không đạt được kết quả.
Những lưu ý khi xây dựng Internal link
Công ty SEO Mona – dịch vụ SEO HCM uy tín chia sẻ, để xây dựng Internal link hiệu quả, chất lượng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Khi muốn tăng thứ hạng trang, điều bạn cần làm là thêm từ khóa vào trang quan trọng mà bạn muốn Google đánh giá cao cho website.
- Ưu tiên sử dụng Breadcrumb (thanh điều hướng). Breadcrumb thường được đặt ở đầu hoặc cuối trang web. Mục đích là để người đọc hình dung được họ đang ở đâu trong website. Ngoài ra, Breadcrumb còn giảm tỷ lệ thoát trang, tác động tích cực đến thứ hạng của website trên Google.
- Khi xây dựng Internal Link, bạn cần chú ý đến việc đặt Anchor Text. Tránh đặt Anchor Text một cách bừa bãi, miễn cưỡng và không liên quan đến chủ đề bài viết. Bởi điều này dễ khiến người đọc cảm thấy bị áp đặt, thiếu tin tưởng vào nội dung bài viết và rời khỏi website của bạn ngay lập tức.
Để gia tăng thứ hạng website trên Google, việc xây dựng Internal Link là bước không thể bỏ qua. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ và vận dụng chúng phù hợp để mang lại hiệu quả SEO cho website. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên sẽ bổ ích đến bạn.
Đọc thêm:
- Checklist 17 bước SEO Onpage hiệu quả
- Top 10 khóa học SEO tốt nhất hiện nay
- Các mô hình xây dựng backlink hiệu quả