Checklist 17 Bước SEO Onpage

Checklist SEO Onpage

Nhiều thay đổi đã xảy ra trong nhiều năm qua, nhưng các kỹ thuật SEO Onpage tiêu chuẩn vẫn không thay đổi nhiều và vẫn là một trong những yếu tố giúp trang web của bạn có thứ hạng cao. Các kỹ thuật SEO khá phức tạp nên nếu bạn không có đủ kiến thức chuyên môn có thể liên hệ công ty Mona Media để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.  Trong bài viết này mình sẽ tổng hợp lại một Checklist 17 bước SEO Onpage để giúp bạn có thể tối ưu SEO một cách chỉn chu, hiệu quả nhất. 

Checklist 17 Bước SEO Onpage Hiệu Quả

1. Tiêu đề trang 

Tiêu đề trang là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong SEO onpage. Các thẻ tag tiêu đề là cái mà các web crawler sẽ quét để xác định nội dung mà trang web bạn đang viết về để đưa ra kết quả phù hợp cho các truy vấn tìm kiếm. 

Một tiêu đề nên chứa các từ khóa ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người đọc. Việc này sẽ giúp tăng khả năng người dùng click vào web của bạn vì bạn đang nói về đúng nhu cầu tìm kiếm của họ. 

Một số lưu ý khi thực hiện tối ưu hóa tiêu đề trang:

  • Tiêu đề nên chứa các từ khóa cần SEO onpage có lượng truy cập cao thứ 2 ( từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất sẽ để ở URL)
  • Tiêu đề không nên giống 100% từ khóa trong URL, cũng như trong thẻ H1. 
  • Tiêu đề chứa càng nhiều từ khóa càng tốt nhưng vẫn cần đảm bảo tính tự nhiên, mượt mà. 

Ví dụ: URL là nghien-cuu-tu-khoa thì tiêu đề có thể là bi-quyet-nghien-cuu-tu-khoa 

2. Tối ưu đường dẫn URL

URL là một yếu tố quan trọng trong xếp hạng SEO. Bạn nên tránh sử dụng một URL quá dài và nên thêm vào đó các từ khóa chính một cách ngắn gọn, súc tích. Việc này giúp tăng việc ghi nhớ cho người đọc và cả công cụ tìm kiếm. 

Tối ưu URL

3. Thẻ H1 

Một trong những yếu tố khiến Google xếp hạng trang web của bạn cao là sự liên quan. Vì thế, bạn nên nhớ là mình cần tối ưu thẻ H1 để tạo ra sự liên quan giữa từ khóa và ý định tìm kiếm của người dùng 

  • Thẻ H1 cần chứa từ khóa SEO quan trọng
  • Bao hàm nội dung bài viết
  • Thẻ H1 nên chỉ có 1, nếu nhiều quá sẽ làm rối thuật toán tìm kiếm của Google, làm ảnh hưởng đến thứ hạng trang web của bạn. 
  • Và như đã đề cập ở trên, thẻ H1 không nên giống 100 tiêu đề và đường dẫn URL. 

Thẻ H1

4. Subheading

Ngoài việc tối ưu thẻ H1, bạn cũng cần tối ưu các thẻ Subheading khác – H2,H3,H4. Người đọc ngày nay không có nhiều thời gian để đọc từng chữ trong bài viết, vì thế việc tối ưu các thẻ subheading sẽ giúp người đọc dễ nắm bắt nội dung bài viết hơn và do đó làm nâng cao trải nghiệm người dùng. Thẻ Subheading nên ngắn gọn, súc tích, thể hiện nội dung đoạn văn sắp được đề cập, đồng thời chứa các từ khóa quan trọng. 

5. Thêm modifiers vào tiêu đề và từ khóa

Các modifiers rất hữu ích trong các từ khóa dài (long-tail keywords), mà các từ khóa dài là các từ khóa dễ tăng thứ hạng SEO và cũng có tỷ lệ chuyển đổi cao nên việc thêm modifiers vào tiêu đề hay từ khóa là một cách làm rất hiệu quả trong SEO.

6. Nội dung – Content

Dù bạn có tối ưu mọi thứ nhưng content của bạn lại không hấp dẫn, không liên quan đến ý định tìm kiếm của người dùng thì thật khó để bạn có thể kéo traffic về web của mình. Content càng chuyên sâu, càng dễ kéo traffic và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Content chuyên sâu là những content chứa các từ khóa dài (long-tail keywords), nó nhắm trực tiếp đến nhu cầu cụ thể của người đọc, vì thế sẽ được các công cụ tìm kiếm ưu tiên xếp hạng.

Content mà kéo được lượng traffic khủng thỏa mãn những yếu tố sau:

  • Thú vị, hấp dẫn, hữu ích
  • Chuyên sâu, lời văn cuốn hút, nhắm trực tiếp đến nhu cầu người đọc
  • Được tối ưu hóa từ khóa SEO

7. Tối ưu meta description 

Thẻ meta description là một đoạn mô tả ngắn mô tả nội dung – content trang web của bạn, nó cho phép người dùng hiểu sơ về nội dung mà bài viết họ sẽ click vào đọc. Tối ưu hóa thẻ meta description sẽ giúp web của bạn nổi trội trong trang kết quả tìm kiếm của Google – SERPs và đem đến một tỷ lệ CTR cao. 

Meta description

8. Tối ưu hóa hình ảnh

Việc sử dụng hình ảnh trong bài viết của bạn vừa giúp người đọc dễ dàng tiếp thu được thông tin vừa giúp content của bạn trở nên hấp dẫn, và vì thế giúp tăng thứ hạng trên SERPs. 

Khi up ảnh lên, bạn cần lưu ý là hãy chọn những ảnh có chất lượng tốt, nén nó lại trước khi up để nó không làm ảnh hưởng đến tốc độ load page của bạn. Ngoài ra, bạn nên thêm các từ khóa vào tên ảnh, tiêu đề ảnh và Alt text. Và nhớ thêm một điều nữa là tên của thẻ Alt tags sẽ xuất hiện thay thế cho ảnh của bạn trong trường hợp ảnh của bạn bị lỗi không load được. Vì các crawler của Google sẽ quét và index ảnh của bạn, nên việc đặt tên chính xác, có liên quan cho thẻ Alt tags đến nội dung tấm ảnh sẽ tạo ra một thứ hạng cao cho ảnh của bạn trên công cụ tìm kiếm của Google. 

9. Tối ưu video

Bên cạnh hình ảnh, bạn cũng có thể sử dụng video trên web của mình. Video là một trong những cách mà người dùng yêu thích khi trải nghiệm nội dung ở trên internet, vì thế thêm video vào web sẽ giúp thu hút người đọc và giữ thời gian onpage của họ được lâu hơn. 

Dưới đây là một vài điều bạn cần lưu ý khi tạo video trên web:

  • Tiêu đề ngắn gọn, súc tích, cuốn hút và có sử dụng từ khóa chính.
  • Thêm mô tả đầy đủ có chứa từ khóa trong video của bạn sao cho nó mô tả được nội dung cơ bản mà người dùng của bạn sẽ được xem. 
  • Thêm thumbnails hấp dẫn, cuốn hút và có liên quan đến nội dung video.
  • Thêm phụ đề nếu cần thiết.

10. Internal Links & External Links 

Internal links – links nội bộ – là những link mà content của bạnliên kết với nhau trong nhiều trang hay nhiều bài viết khác nhau trên trang web của bạn. Sử dụng internal link giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp cận đa dạng các bài viết khác nhau của bạn, từ đó tăng traffic đến trang web. 

External links là những link liên kết ra những trang bên ngoài web của bạn. Việc liên kết những link này đến những trang web có nội dung, chủ đề liên quan và có authority mạnh sẽ giúp tăng độ tin cậy cho trang web của bạn, việc này giúp tăng hiệu quả SEO. Một điều cần lưu ý khi thêm external link (cũng gọi là outbound link) đó là khi click vào thì nó nên mở sang một tab khác và vẫn giữ nguyên trang web của bạn mà người dùng đang xem. 

11. Tăng tốc độ tải trang 

Theo nghiên cứu, chậm 1 giây tải trang có thể làm giảm tỷ lệ chuyển đổi lên đến 7%. Bên cạnh đó, Google cũng nói rằng họ muốn nâng cao tốc độ duyệt web trên toàn cầu để mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn. Vì thế, tốc độ tải trang đóng vai trò quan trọng trong việc xếp hạng cũng như tỷ lệ chuyển đổi web của bạn. 

Để kiểm tra tốc độ tải trang, bạn có thể sử dụng công cụ của Google tại đây. Sau khi vào link, bạn hãy nhập link web của bạn vào thanh tìm kiếm rồi bấm “phân tích”, sau đó đợi vài giây là sẽ có kết quả. 

Nếu tốc độ tải trang của bạn chưa được tối ưu thì bạn có thể cải thiện nó một cách dễ dàng bằng 2 cách như là boỏ thêm tiền để sử dụng các dịch vụ web cao cấp hơn hoặc xóa bỏ bớt các plugin không cần thiết. 

12. Featured Snippets

Featured Snippets là những hộp trả lời tự nhiên trên công cụ tìm kiếm của Google. Chúng được trích từ 5 trang top đầu xuất hiện trên Google khi người dùng search. Để được có vị trí top 0 này, bạn cần tạo ra những câu trả lời cụ thể, chính xác với những câu hỏi thường được tra cứu. 

13. Tối ưu readability 

Readability là khả năng dễ đọc hiểu một bài viết trên web của bạn. Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến 4 yếu tố sau:

  • Bounce rate – tỷ lệ thoát trang
  • Thời gian ở lại trên trang
  • Tỷ lệ chuyển đổi 
  • Featured Snippets 

Readability

14. Tối ưu search intent

Có 4 ý định search intent cơ bản: 

  • Information – tìm thông tin, cách làm, bí quyết, hướng dẫn
  • Navigation – tìm kiếm 1 trang web cụ thể
  • Transaction – tìm kiếm mua hàng
  • Comparison – so sánh, đánh giá, tìm review 

Bạn có thể đọc thêm về chủ đề search intent – ý định tìm kiếm tại đây.

15. Thêm nút share 

Những bài viết với nội dung tốt có khả năng cao được chia sẻ. Vì ngày nay, mạng xã hội được sử dụng rộng rãi bởi hầu hết tất cả mọi người nên việc thêm nút share mạng xã hội sẽ khuyến khích người đọc share bài viết của bạn, giúp tăng traffic và độ nhận diện thương hiệu. 

16. Tối ưu Crawlability

SEO không phức tạp như mọi người vẫn thường nghĩ. Những người làm SEO giỏi nhất đơn giản là làm tốt nhất 3 điều cơ bản sau: 

  • Crawlability (khả năng đọc web của bạn theo đường link bởi bot của Google)
  • Content -nội dung
  • Xây dựng link 

Những con bot (hay còn gọi là spider) của Google nó không thông minh như hầu hết các chuyên gia SEO nghĩ. Khi nó vào trang web của bạn, nếu link của bạn bị hỏng và nó không thể crawl web của bạn một cách dễ dàng, thì ngay lập tức nó sẽ ngừng lại tại đó, dẫn đến bạn khó có thể được xếp hạng cao. 

17. Thân thiện với điện thoại (responsive)

Từ khi smartphone xuất hiện, càng ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại thông minh tiện lợi để lướt web. Với xu hướng người dùng điện thoại ngày càng gia tăng, nên Google cũng sẽ ưu tiên đánh giá các trang web có độ thân thiện với điện thoại (responsive).

Kết luận 

SEO không khó như mọi người vẫn nghĩ, nó chỉ cần thời gian và sự kiên trì với một phương pháp đúng đắn. Với checklist 17 bước SEO onpage này, bạn có thể tăng thứ hạng web của mình trên Google, thu hút được nhiều traffic và chuyển đổi hơn với một chi phí hợp lý, hiệu quả. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này.