Nghiên cứu từ khóa đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định xem liệu trang web của bạn có được xếp hạng trên trang top của Google hay không. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được điều này, hoặc thậm chí nhiều bạn hiểu nhưng vẫn bỏ qua bước này bởi vì họ nghĩ rằng viết bài mà cứ bám vào từ khóa nó làm mất tính tự nhiên, mượt mà của bài viết. Điều này không đúng các bạn nhé. Viết bài chuẩn SEO dựa trên nghiên cứu từ khóa mà khách hàng thực sự tìm kiếm không những không làm mất tính tự nhiên của bài viết mà còn tăng tính cấu trúc giúp người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt nội dung chính của bài. Ngoài ra, điều mấu chốt nằm ở đây, dù bài viết của bạn có hay đến mấy, nếu không tập trung nhấn mạnh vào từ khóa mà người đọc thực sự search trên Google thì bạn sẽ gần như là không thể lên top, mà không thể lên top thì không ai người ta biết đến bạn. Điều đó có nghĩa là bài viết của bạn không thể tiếp cận được ai ngoài bạn, như thế thì thật là đáng tiếc. Vì vậy nghiên cứu từ khóa là bước cần thiết phải làm trước khi bạn viết bài, để đảm bảo rằng nó sẽ được tiếp cận đến nhiều độc giả của bạn. Và trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn tất cả các bước cần thiết trong quá trình nghiên cứu từ khóa. Nào chúng ta hãy cùng bắt đầu.
1.Nghiên cứu từ khóa là gì?
Nghiên cứu từ khóa là quá trình tìm những từ hay cụm từ – các từ khóa – mà người dùng thực sự nhập vào ô tìm kiếm trên Google nhằm tối ưu hóa content xung quanh những từ khóa này và giúp nó xếp thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm của Google.
2.Tại sao cần phải nghiên cứu từ khóa?
Nghiên cứu từ khóa tác động đến mọi khía cạnh của SEO mà bạn thực hiện, bao gồm việc tìm chủ đề bài viết, onpage SEO, và quảng cáo. Do đó, nghiên cứu từ khóa luôn là bước đầu tiên cần thực hiện trong các chiến dịch SEO. Hay nói một cách tượng trưng, từ khóa chính là cái la bàn cho các chiến dịch SEO của bạn, nó chỉ cho bạn hướng đi mà bạn cần phải thực hiện.
3.Tìm ý tưởng từ khóa
Vừa rồi bạn đã hiểu được tầm quan trọng của nghiên cứu từ khóa, bây giờ chúng ta sẽ cùng tới bước tìm ý tưởng từ khóa.
- Đầu tiên, bạn cần xác định lĩnh vực mà bạn đang làm, nếu bạn là agency thì bạn cần xác định lĩnh vực của khách hàng của bạn.
- Thứ 2 đó là bạn cần tìm từ khóa chính trong ngành.
- Bạn có thể lên Google, search từ khóa và xem những đối thủ nào đang đứng top của Google, từ đó bạn có thể suy ra từ khóa mà người dùng hay tìm kiếm.
- Hoặc bạn có thể gõ vài từ lên thanh công cụ và xem gợi ý tự động của Google auto-suggest.
- Hoặc bạn có thể nhìn về phần cuối trang Google, bạn sẽ thấy phần gợi ý kết quả tìm kiếm tương tự.
- Hoặc là sử dụng các công cụ tìm từ khóa, ví dụ như Ahrefs, Google Keyword Planner là những công cụ phổ biến để nghiên cứu từ khóa.
- Hỏi trực tiếp khách hàng, đối tượng mục tiêu của bạn. Làm SEO không chỉ đơn thuần là nghiên cứu trên máy tính, đôi khi chúng ta cũng cần ra ngoài gặp trực tiếp, hỏi ý kiến trực tiếp khách hàng để có được những ý tưởng mới, độc đáo.
4.Kiểm tra độ khó của từ khóa
Bạn thấy đấy, việc gì cũng có cạnh tranh, ngành nào cũng có, và việc SEO từ khóa cũng vậy. Bạn cần kiểm tra xem mức độ cạnh tranh của từ khóa trước khi SEO nó, bởi vì nếu bạn SEO một từ khóa có mức độ cạnh tranh quá cao, thì khả năng lớn là bạn khó có thể lên top, hoặc sẽ cần rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Ngược lại, nếu bạn tìm thấy được những từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp, bạn sẽ dễ có cơ hội xuất hiện lên top của Google hơn. Về cơ bản thì có 2 loại từ khóa:
- Từ khóa ngắn (head terms) như “bảo hiểm”, “bất động sản”, “spa”, “điện thoại” là những từ khóa ngắn có lượng tìm kiếm lớn và có mức cạnh tranh rất cao. Nếu công ty bạn quy mô còn nhỏ, bạn nên tránh cạnh tranh những từ khóa này, vì nó sẽ rất đắt đỏ và tỷ lệ chuyển đổi cũng không cao.
- Từ khóa dài (long-tail keywords) như “bảo hiểm nhân thọ cho người lớn tuổi”, “điện thoại thông minh giá rẻ”, “bất động sản thổ cư giá rẻ” sẽ là những từ khóa dài. Từ khóa dài thường có mức độ cạnh tranh thấp hơn nhưng tỷ lệ chuyển đổi cao, vì thế bạn nên tập trung vào tối ưu loại từ khóa này.
Về công cụ để kiểm tra độ khó từ khóa, bạn có thể tham khảo các trang lớn như Ahrefs, SEMrush, KWFinder, Moz pro.
5.Cách chọn từ khóa
Vừa rồi bạn đã biết về cách tìm ý tưởng, độ khó của từ khóa, giờ chúng ta sẽ đến phần cách chọn từ khóa hiệu quả.
- +Đầu tiên bạn cần kiểm tra lượng search từ khóa – search volume – đó có nhiều hay không, càng nhiều người search thì càng nhiều traffic. Lượng tìm kiếm từ khóa sẽ phụ thuộc vào ngành của bạn, ví dụ như từ khóa dài trong ngành làm đẹp sẽ lớn hơn cái tương tự trong ngành SEO.
- +Thứ 2 bạn cần kiểm tra tỷ lệ click tự nhiên – organic CTR. Tỷ lệ CTR tự nhiên đang có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân là do các Featured Snippet hiện lên Google khiến người dùng có được câu trả lời cần thiết mà không cần click vào web. Nguyên nhân khác nữa đó là do Google Ads xuất hiện tràn màn hình, làm CTR tự nhiên cũng giảm xuống. Vì thế, nếu chỉ kiểm tra lượng tìm kiếm từ khóa – search volume thì chưa đủ, chúng ta cần kiểm thêm tỷ lệ click tự nhiên – organic CTR. Có 2 cách đơn giản để kiểm tra:
- Đầu tiên, bạn hãy nhìn vào các kết quả tìm kiếm từ khóa của bạn. Nếu bạn thấy xuất hiện Featured Snippet hoặc quá nhiều Google Ads thì khả năng cao là bạn sẽ không nhận được nhiều CTR tự nhiên, ngay cả khi bạn xếp top 1.
- Thứ 2 là bạn có thể sử dụng tool như Ahrefs, Moz Pro.
- Yếu tố thứ 3 bạn cần kiểm tra đó là độ khó của từ khóa. Nếu trang của bạn mới, bạn nên nhắm đến các từ khóa dài vì nó có mức cạnh tranh thấp hơn, dễ lên top và tỷ lệ chuyển đổi cao. Khi trang của bạn tăng được authority thì bạn có thể theo đuổi mục tiêu dài hạn hơn đó là nhắm đến từ khóa ngắn.
- Yếu tố thứ 4, CPC – chi phí trên mỗi lượt click. CPC sẽ cho bạn biết được rằng liệu người dùng có sẵn sàng trả tiền cho từ khóa họ search. Lượng từ khóa nhiều thì tốt rồi, nhưng nếu từ khóa đó không tạo ra doanh thu thì theo đuổi từ khóa đó đôi khi cũng không đem lại kết quả gì. Ngoài ra, bạn còn có thể thu được ROI – tỷ suất hoàn vốn – cao dù từ đó không được search nhiều nhưng CPC cao.
- Yếu tố thứ 5, business fit. Giả sử bạn kiếm được một từ khóa có lượng search tương đối, CPC thấp, nhưng nếu đó không phải là cái chuyển đổi ra tiền cho bạn thì bạn cũng không cần phải SEO nó.
- Yếu tố thứ 6, keyword trend. Bạn cần kiểm tra xem từ khóa của bạn đang có xu hướng tăng lên hay giảm xuống. Ví dụ như từ khóa “voice search SEO” tuy hiện tại đang có lượng tìm kiếm thấp, nhưng nó đang có xu hướng tăng lên mạnh mẽ, nên bạn có thể đánh vào từ khóa này.
Kết luận
Vừa rồi là 5 bước chính trong việc thực hiện nghiên cứu từ khóa nhằm giúp bạn lên top Google và đồng thời đưa về tỷ lệ chuyển đổi cao giúp tăng doanh thu của công ty bạn. Mình hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này.