Có hàng triệu website hiện đang hoạt động trên Internet nhưng để lọt vào trang nhất trong hạng mục tìm kiếm của Google thì vị trí đó chỉ dành cho 10 website. Đó là lý do các doanh nghiệp không tiếc tiền đổ vào để đẩy website của mình lên top tìm kiếm nhằm thu hút sự chú ý của những người dùng, trong đó có rất nhiều khách hàng tiềm năng. Để đánh giá một website có chuẩn SEO hay không thì có nhiều yếu tố khác nhau, và việc này cần thực hiện song song trong lúc đẩy thứ hạng để tránh những trường hợp khó khắc phục như không đủ quyền để thực hiện, các tiêu chuẩn để tối ưu bị giới hạn… Dưới đây là một số cách kiểm tra website chuẩn SEO đơn giản và chính xác mà Mona Media sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện.
Kiểm tra bằng Index
Index (viết tắt của Indexing) là một thuật ngữ được sử dụng trong SEO, mô tả quá trình công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu của website, đánh giá và lưu lại trong kho dữ liệu, sau đó sẽ trả kết quả về khi người dùng tìm kiếm những dữ liệu liên quan đến website đó. Các thông tin trên web chỉ hiển thị khi tìm kiếm chỉ khi nó đã được các công cụ tìm kiếm index dữ liệu, do đó việc index có vai trò rất quan trọng thậm chí là tiêu chuẩn để cách kiểm tra web chuẩn SEO hay chưa. Để kiểm tra việc website có được index hay chưa, những người làm SEO sẽ gõ cú pháp: site: “tên domain của website” trên công cụ tìm kiếm. Nếu kết quả trả về là danh sách các bài viết, dịch vụ, sản phẩm, nghĩa là website đã được Index. Ngược lại, nếu không ra kết quả, tức là website chưa được index hay bị lỗi kỹ thuật nên việc index bị thất bại. Lúc này bạn cần báo với phía phát triển và chạy chiến dịch SEO để kiểm tra và index.
Ví dụ: bạn cần kiểm tra xem website có tên miền là vanchuyenhangnguyhiem.vn đã được index chưa, thực hiện theo các bước:
- Truy cập vào website google.com.
- Nhập cú pháp site:vanchuyenhangnguyhiem.vn
- Enter (tìm kiếm) – Nếu có kết quả trả về nghĩa là trang web của bạn đã được Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục (index)
Kiểm tra URL
URL là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Uniform Resource Locator” có khả năng tạo ra siêu liên kết cho các website, và cũng là địa chỉ để dẫn đến tài nguyên của website. Nói cách khác, URL như địa chỉ nhà của bạn, phải gõ đúng URL thì người dùng mới truy cập được website của bạn. Việc tối ưu URL là giúp làm đẹp địa chỉ website của bạn trong mắt người dùng, giúp họ dễ nhớ và dễ truy cập hơn để ánh lại URL nếu muốn quay lại vào lần sau, và tăng thứ hạng trên Search Engine Results Page – kết quả hiển thị tìm kiếm trên các bộ máy tìm kiếm với các từ khóa riêng biệt và cụ thể. Sau khi website đã được index, bạn phải kiểm tra xem URL đã được tối ưu hay chưa thông qua đặc điểm nhận dạng là đường dẫn giúp bạn biết được website đó đang hướng đến điều gì. Bạn có thể thực hiện bằng cách vào website của công ty, di chuyển đến trang tin tức hay sản phẩm/dịch vụ nào đó. URL được tối ưu là URL thể hiện rõ nội dung chứa bên trong nó, không bao gồm các chữ số và ký tự khó hiểu. Ví dụ, https://mona.media/huong-dan-kiem-tra-website-chuan-SEO là URL đã được tối ưu.
Kiểm tra và Title và Description
Thẻ title và meta description là hai yếu tố khá quan trọng trong SEO, quyết định đến kết quả thứ hạng của website. Cụ thể, thẻ Title là một câu ngắn gọn hoàn chỉnh cung cấp cho các công cụ tìm nội dung chính xác bài viết là gì để xếp hạng tìm kiếm với độ dài khoảng 50 đến 60 ký tự, còn thẻ Description là một đoạn văn chi tiết hơn mô tả tóm tắt nội dung cho bài viết, có mở bài, thân bài và kết bài với độ dài dao động 290 đến 325 ký tự. Người dùng sẽ nhìn thấy những thông tin này như phần giới thiệu sơ lược về website, sau đó mới quyết định có truy cập website công ty bạn hay không. Do đó, bạn hãy kiểm tra liệu bạn đã điền đầy đủ hai thẻ này hay chưa, và liệu thông tin điền đã đảm bảo về độ dài, từ khóa, câu cú… hay không. Thông thường, thông tin trong hai thẻ này cần phải được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, đầy tính thuyết phục để người đọc thực hiện hành động, đẩy từ khóa ở đầu câu thì càng tốt. Bạn có thể dùng Plugin Yoast SEO trong website để tự chấm điểm các yếu tố chuẩn SEO và chỉnh sửa theo yêu cầu của nó.
Kiểm tra độ tương thích trên các thiết bị di động
Cấu hình của website cũng vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc Google ghé thăm và thu thập dữ liệu một cách dễ dàng, đồng thời trải nghiệm của người truy cập để họ quyết định ở lại website trong bao lâu, có ghé thăm website nữa hay không và có giới thiệu cho người khác hay không. Theo thống kê từ Statcount trong năm 2019, số người sử dụng website qua điện thoại di động đạt trên 52%, mức sử dụng thiết bị di động đã vượt qua máy tính để bàn và đều đặn duy trì như vậy từ năm 2017 cho đến nay và vẫn có dấu hiệu đang trên đà tăng lên. Do đó, việc tối ưu cấu hình website trên các thiết bị di động vô cùng quan trọng. Những website khó xem trên điện thoại sẽ khiến người dùng thấy không thoải mái, dẫn đến không được Google đánh giá cao. Với xu hướng này, Thiết kế Website responsive là công nghệ thiết kế web – công nghệ thiết kế web chuẩn seo tiên tiến cho phép các thông tin, hình ảnh sản phẩm của bạn hiển thị một cách đầy đủ, đẹp mắt trên mọi thiết bị di động chính là giải pháp tối ưu hiện nay. Hơn nữa, Website responsive còn giúp tối ưu hóa việc quản trị website, thu thập dữ liệu và tiết kiệm chi phí bảo trì website.
Xem thêm: Search Intent là gì?
Kiểm tra tốc độ tải trang
Tốc độ trang (Page speed) là thước đo tốc độ tải nội dung trên trang, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và kết quả thực SEO cho website. Lý do là vì những website có tốc độ tải trang tốt sẽ giúp người dùng cảm thấy hài lòng, thời gian ở lại website lâu hơn, tỷ lệ quay lại cao hơn, đồng thời sẽ là ưu tiên cho Googlebot thu thập và đánh chỉ mục, và đồng thời cũng là tín hiệu được sử dụng bởi thuật toán của họ để xếp hạng các trang. Nhiều chuyên gia, các dịch vụ SEO chuyên nghiệp đã nhận xét rằng các trang nhanh hơn sẽ có xếp hạng và chuyển đổi tốt hơn. Để kiểm tra tốc độ tải trang, bạn có thể dùng PageSpeed Insights – Google Developers để đo lường và xem thang điểm của nó. Sẽ có ba thang đánh giá tốc độ tải trang: 0 – 49: tốc độ tải trang khá chậm, cần tối ưu ngay lập tức, 50 – 89: tốc độ tải trang trung bình, bạn cần cải thiện một số lỗi để tăng tốc độ tải trang, 90 -100: tốc độ tải trang khá tốt. Công cụ này cũng thể hiện rõ những nguyên nhân làm giảm tốc độ tải trang để bạn có phương án khắc phục.
Tuy nhiên để có thể tối ưu được website chạy nhanh hơn bạn cần phải có kiến thức và chuyên môn về lập trình hoặc liên hệ với các công ty thiết kế website để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể tùy tình trạng website khác nhau.
Sử dụng công cụ SEO quake
Với sự hỗ trợ của các công cụ SEO web, việc phân tích từ khóa, nghiên cứu đối thủ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, mà trong đó SEO quake là một ví dụ điển hình. Đây là plugin SEO miễn phí được tích hợp trên các trình duyệt Mozilla Firefox, Google Chrome và Opera. Chúng cung cấp dữ liệu về các yếu tố tối ưu onpage, tìm kiếm , tự nhiên bao gồm: thông tin về URL, tiêu đề và keyword description, các thông tin về website, thông tin về từ khóa, mật độ từ khóa, tần suất từ khóa, chỉ số Page Rank. Tuy là một công cụ miễn phí nhưng SEO quake thể hiện kết quả khá rõ ràng và chi tiết, giúp người thực hiện SEO hiểu mức độ cạnh tranh của từ khóa seo thông qua phân tích kết quả SERP, từ đó có những sửa đổi hoặc thay đổi cho phù hợp với mục tiêu nhằm tăng thứ hạng của website. Dù khá cồng kềnh và nặng, có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải trang nhưng nếu cần một công cụ miễn phí, SEO quake quả là sự lựa chọn không tồi.
Những yếu tố được liệt kê trong bài là những yếu tố cơ bản nhất, được kiểm tra nhiều nhất, bên cạnh đó để đánh giá một website có chuẩn SEO hay không vẫn cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.