UI/UX là gì? Vì sao nên thiết kế website chuẩn UI/UX?

UI/UX.

Thiết kế website chuẩn UI/UX được rất nhiều công ty ứng dụng để làm website cho các doanh nghiệp. Theo công ty Warmgun – chuyên trang thiết kế UI/UX chia sẻ, công nghệ này được ưa chuộng đến mức thậm chí còn được kỳ vọng sẽ trở thành xu hướng thiết kế web trong tương lai gần. Tuy nhiên, đối với những bạn mới chập chững làm quen với nghề lập trình, thiết kế website, có thể bạn sẽ cảm thấy rất lấn cấn với những khái niệm về UI, UX, những thông tin tổng quan nhất hay quy trình chuẩn để lập trình website chuẩn UI/UX,… Vậy thì hãy để Litado giúp bạn gỡ rối những thắc mắc thông qua bài viết sau.

1.Thiết kế website chuẩn UI/UX và những khái niệm cơ bản:

Khái niệm về UI, UX:

UI là gì:

UI (User Interface), có nghĩa là giao diện người dùng.

Hiểu một cách đơn giản nhất, UI là khái niệm bao gồm tất cả những gì mà một người dùng có thể nhìn thấy. Đó là khung cảnh trình diễn bao gồm:

  • Màu sắc của website có phù hợp không?
  • Định dạng khung lưới màn hình đã đạt tỷ lệ cân đối chưa?
  • Cách sắp xếp bố cục ra sao?
  • Fonts chữ được sử dụng trong web/app là gì?
  • Các icon đường link có rõ ràng không?
  • Hình ảnh trên trang web liệu có hấp dẫn không?
  • v,v,…

Trong lĩnh vực thiết kế website, UI đóng vai trò như là yếu tố truyền tải thông điệp từ designer, nhà cung cấp các sản phẩm/dịch vụ tới người dùng, để bất cứ ai cũng có thể hiểu được và sử dụng các sản phẩm của họ.

→ Ví dụ:

Giả sử bạn đang sử dụng công cụ Google Chrome để truy cập vào các trang web, thì giao diện ở đây, chính là khu vực hiển thị các tab, các nút liên kết và nội dung của website đó.

Cần chú ý đế UI.
Cần chú ý đế UI – Giao diện người dùng khi thiết kế.

UX là gì:

UX (User Experience), nghĩa là trải nghiệm của người dùng.

Bạn có thể hiểu về UX như là những đánh giá từ người dùng khi sử dụng các sản phẩm của bạn, chẳng hạn như:

  • Web/App có đầy đủ chức năng sử dụng không?
  • Sản phẩm thiết kế có phù hợp và đạt được đúng mục đích đề ra?
  • Bố cục đã thật sự mang lại sự tiện ích cho trải nghiệm người dùng chưa?
  • Tốc độ load trang có nhanh không?
  • v,v,…

Trải nghiệm người dùng ở đây, chính là việc sử dụng và đánh giá qua những vấn đề đơn giản như tính dễ sử dụng, tiện ích hay sự hiệu quả khi hệ thống hoạt động.

→ Ví dụ:

Thử tưởng tượng rằng bạn truy cập vào một website để tìm kiếm thông tin, kiến thức nào đó, nhưng nếu trang web đó chèn quá nhiều quảng cáo hay những khung popup bất thình lình, khiến bạn mất tập trung và ảnh hưởng đến nhu cầu, mục đích của bạn. Điều đó có nghĩa là UX, hoặc trải nghiệm người dùng trên website này chưa tốt.

Trải nghiệm người dùng UX.
Trải nghiệm người dùng UX là điều quan trọng khi thiết kế web.

Thiết kế website chuẩn UI/UX là gì?

Trên thực tế thì rất nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa 2 khái niệm này. Vậy nên, để hiểu một cách tương đối chính xác và đầy đủ nhất, thì khái niệm lập trình website chuẩn UI/UX chính là việc tối ưu hóa cả giao diện và trải nghiệm người dùng của một trang web. Theo đó, tiêu chuẩn của một website chất lượng chính là UI đẹp, UX tốt, ít bug và hạn chế crash. Chỉ thế thôi, rất đơn giản đúng không nào?

2.Vì sao nên thiết kế website chuẩn UI/UX?

Thiết kế web chuẩn UI/UX
Thiết kế website chuẩn UI/UX liệu có phải khái niệm quá cao siêu hay không?

Ảnh hưởng của thiết kế UI/UX tới SEO:

Một số ý kiến cho rằng UI/UX thực chất chỉ là yếu tố bên ngoài của một website, được thêm thắt để… làm màu. Việc có sự xuất hiện của UI và UX hay không cũng không hề quan trọng. Dẫn chứng cho việc này là thậm chí những website có UI và UX cực tồi, vẫn hoàn toàn có thể chiếm Top đầu của SEO. Vậy điều đó có đúng hay không?

Câu trả lời chắc chắn là không đúng!

Đơn giản, việc SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là nhằm mục đích mang lại cho người dùng những nội dung, thông tin một cách chính xác và nhanh nhất bằng công cụ tìm kiếm. Vậy thì thử hỏi, nếu website của bạn sở hữu một thiết kế UI/UX tồi, liệu người dùng có thể tin tưởng vào nội dung hay thông tin trên website của bạn hay không?

Ví dụ điển hình nhất là những công ty thường xuyên đạo nhái thương hiệu của các công ty khác nhằm tăng thêm uy tín, tuy nhiên giao diện của họ lại khá kém, bạn có thể vào website monamedia.vn (website nhái), với giao diện bình thường, tốc độ load chậm, còn website chính thức của công ty Mona là mona.media, với giao diện được chăm chút kỹ lưỡng và tối ưu tốc độ load tốt hơn.

Nói tóm lại, thiết kế chuẩn UI/UX luôn là những tiêu chí mà các công ty SEO coi trọng hàng đầu khi nhận dự án quảng cáo website, bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả SEO.

Lợi ích của một thiết kế website chuẩn UI/UX:

Kể cả khi bạn không sở hữu quá nhiều kiến thức chuyên sâu về SEO, thì cũng dễ dàng biết rằng công cụ tìm kiếm chỉ gửi đến người dùng những thông tin từ các website chất lượng và uy tín nhất, có khả năng mang lại cho người dùng trải nghiệm thú vị nhất mà thôi. Vậy nên, bước đầu tiên để sở hữu một UX tốt, chắc chắn là phải đầu tư cho một UI chất lượng. Khi website của bạn đã chuẩn UI/UX, bạn sẽ sở hữu vô vàn lợi ích sau:

Truyền tải được thông điệp:

Khi tạo một website, bạn phải xác định được bạn tạo website để làm gì. Nói cách khác, là bạn phải có mục tiêu truyền tải thông điệp qua website, thì mới có thể lựa chọn phong cách thể hiện cho trang web và bắt tay vào thiết kế giao diện hay trải nghiệm của người dùng.

Điều hướng tốt và tính khả dụng tốt:

Trên thực tế, đây mới chính là yếu tố trực tiếp liên quan tới SEO. Khi website đạt tiêu chuẩn UI/UX, nghĩa là các thanh menu và hệ thống điều hướng cũng được sắp xếp một cách khoa học, tạo nên giao diện thân thiện, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Mặt khác, nó còn thể hiện được tính khả dụng khi người truy cập có thể dễ dàng chuyển tới một sản phẩm/ dịch vụ khác chỉ với thao tác 1 cú click chuột.

Tạo ra sự rõ ràng, mạch lạc:

Một thiết kế website chuẩn UI/UX sẽ tạo được sự rõ ràng, mạch lạc, giúp website thể hiện được tốt nhất thông điệp mà trang web muốn truyền tải tới người dùng.

Mục đích cuối cùng của UI/UX.
Mục đích cuối cùng của UI/UX là mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

3.Công nghệ thiết kế UI/UX có gì khác nhau?

Sự khác nhau về tính chất việc làm của các UI, UX designer:

Vai trò của UI Designer:

Giao diện người dùng rất quan trọng đối với mọi giao diện kỹ thuật số. Đó đồng thời cũng là yếu tố tiên quyết mang lại sự tin tưởng vào một thương hiệu. Vậy nên, các nhà thiết kế giao diện sẽ tập trung vào khâu thể hiệu rõ thương hiệu trên chính sản phẩm của họ, mà ở đây là website.

Nhiệm vụ của các UI, UX designers.
Nhiệm vụ của các UI, UX designers là gì?

Vai trò của UX Designer:

Trong khi đó, vai trò của UX designer lại có phần phức tạp và nhiều thách thức hơn. Họ phải đảm nhận một phần của khâu marketing, một phần của khâu thiết kế và một phần khác của khâu quản lý dự án. Mục đích cuối cùng là để kết nối mục tiêu kinh doanh đề ra với nhu cầu của người dùng, thông quan quá trình thử nghiệm và chọn lọc nhằm thỏa mãn mối quan hệ đôi bên.

Giữa UI và UX, cái nào quan trọng hơn?

Vậy theo bạn thì UX hay UI quan trọng hơn?

Rất khó để có thể khẳng định, bởi chúng ta đều hiểu rằng hai khái niệm này có mối liên quan rất chặt chẽ với nhau. Hơn nữa, mục đích chung của cả 2 đó là tạo ra sự thoải mái cho người dùng, vậy nên có thể khẳng định vai trò quan trọng của chúng là như nhau.

Giữa UI và UX, cái nào quan trọng hơn?
Giữa UI và UX, cái nào quan trọng hơn?

4.Quy trình thiết kế website chuẩn UI/UX cơ bản:

Để có thể tạo ra một thiết kế website chuẩn UI/UX hoàn chỉnh đến từng chi tiết, và hội tụ đủ các yêu cầu của khách hàng, các nhà lập trình, thiết kế cần phải triển khai quy trình bài bản bao gồm các bước như sau:

Bước 1:

Nghiên cứu nội dung, tầm nhìn, sau đó định hướng phát triển website theo mong muốn chủ sở hữu.

Bước 2:

Tìm hiểu câu chuyện thương hiệu và hình ảnh đại diện của khách hàng.

Bước 3:

Dựng mẫu phác thảo cơ bản. Đi vào thiết kế UI dựa trên những thông tin thu thập được ở các bước trên bằng các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Illustrator,…

Bước 4:

Trao đổi lại với đối tác, cho phép họ khảo nghiệm, chọn lọc và đưa ra những feedback cụ thể. Từ đó, thay đổi và chỉnh sửa lại giao diện cần thiết.

Bước 5:

Tiến hành dựng phiên bản UX của trang web sản phẩm thông qua các phần mềm lập trình cụ thể.

Bước 6:

Hoàn thiện và bàn giao thành phẩm.

Hoàn thiện website chuẩn UI/UX.
6 bước hoàn thiện một thiết kế website chuẩn UI UX cơ bản.

5.Kết luận:

Một giao diện website đẹp nhưng khó sử dụng chính là ví dụ tốt nhất cho UI tốt và UX tồi. Và ngược lại, một trang web dễ sử dụng, nhưng đi kèm với giao diện cực xấu lại là ví dụ kinh điển cho một UI tồi và UX tốt. Thiết kế website chuẩn UI/UX là mong muốn của tất cả mọi designer làm công tác thiết kế web cũng như các đối tượng khách hàng, doanh nghiệp. Vậy nên, Litado hy vọng rằng sau bài viết trên, bạn sẽ nắm vững và phân biệt tốt hơn về những khái niệm này, về tầm quan trọng của cả hai yếu tố trên, từ đó ứng dụng tốt hơn cho công việc của mình. Ngoài những thông tin dữ liệu ở trên, nhưng bạn đang có ý định muốn học và tự mình thiết kế “UI/UX trong lĩnh vực giáo dục cho riêng mình thì bạn có thể tìm đến những trang web dạy học trực tuyến uy tín để có thể tham khao.