CTR là gì? Cách gia tăng tỷ lệ nhấp chuột trong SEO hiệu quả

CTR là gì? Cách gia tăng tỷ lệ nhấp chuột trong SEO hiệu quả

Theo nghiên cứu, những trang web có thứ hạng càng cao thì đồng nghĩa với tỷ lệ CTR sẽ càng tăng và điều này sẽ mang lại Organic Traffic cho website. Đây được xem là một trong những chỉ số quan trọng mà bạn cần biết khi xây dựng trang web, bởi nó đánh giá mức độ tin cậy cho website. Vậy CTR là gì? Cách gia tăng tỷ lệ nhấp chuột trong SEO hiệu quả như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

CTR là gì?

CTR tên đầy đủ là Click through rate có nghĩa là những người thấy quảng cáo và nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. Tỷ lệ nhấp chuột CTR được sử dụng với mục đích đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn trên một website bất kỳ. Thông qua tỷ lệ CTR, doanh nghiệp có thể đo lường sự thành công của một chiến dịch quảng cáo trực tuyến.

CTR là gì?

Trong SEO, chỉ số CTR được hiểu là tỷ lệ người dùng nhấp vào đường link trên tổng số lần đường link này hiển thị. Việc đạt CTR cao sẽ mang lại sự thành công cho quảng cáo PPC (Pay per click), ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số tiền mà bạn phải trả khi có người nhấp vào quảng cáo của bạn.

Thông thường với mỗi mẫu quảng cáo thì tỉ lệ CTR của chúng sẽ có sự khác nhau, chỉ số này càng cao có nghĩa là người dùng đang nhận thấy quảng cáo của bạn có tính hữu ích và liên quan đến nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, CTR cũng góp phần quan trọng trong việc đánh giá chiến dịch quảng cáo và xem từ khóa nào thành công, từ khóa nào cần cải thiện trong lần tiếp theo.

Một số thông tin cần biết về chỉ số CTR trong SEO

CTR rất quan trọng đối với account bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến điểm chất lượng, giúp bạn cải thiện hoặc duy trì quảng cáo với chi phí thấp hơn. Dưới đây là những vấn đề bạn cần biết về CTR nếu muốn quảng cáo của mình được truy vấn cao.

CTR là chỉ số chính

CTR cao được các nhà nghiên cứu cho rằng có tương quan với tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, điều này có thể liên quan đến thực tế nếu người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn nghĩa là chúng đủ hấp dẫn. Ngoài ra, số người nhấp vào càng nhiều thì tỷ lệ tương tác càng cao, điểm CTR cũng được cải thiện, giá mỗi click cũng thấp hơn, đồng thời tỷ lệ hiển thị cũng sẽ tăng theo.

CTR là chỉ số chính 

Cách tính CTR

  • Cách tính CTR trong SEO là

CTR = (Tổng số lần nhấp vào đường link)/ (Tổng số lần hiển thị)

  • Cách tính CTR trong Adwords

CTR = (Tổng số lần nhấp vào quảng cáo)/ (Tổng số lần hiển thị)

Bạn hoàn toàn có thể xem tỷ lệ CTR trong bảng điều khiển của tài khoản PPC, tỷ lệ CTR càng cao nghĩa là càng có nhiều người xem quảng cáo của bạn và nhấp vào nó.

CTR bao nhiêu là tốt?

CTR là chỉ số được đánh giá tùy vào từng trường hợp và từng đối tượng, tất nhiên mỗi chiến dịch và mỗi từ khóa khác nhau sẽ có những chỉ số CTR khác nhau. Tỷ lệ nhấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vị trí hiển thị quảng cáo và site đặt được xem là 2 yếu tố chính.

Thông thường đối với tìm kiếm trả tiền của Adwords, CTR 2% trở lên được sẽ được coi là tốt, trong khi đó đối với quảng cáo Facebook CTR tốt được đặt ra là 0.9%. Vậy nên, bạn cần theo dõi chỉ số CTR trung bình của từng ngành để biết về đối thủ hiện đang ở mức bao nhiêu, từ đó cố gắng nâng chỉ số này lên trong chiến dịch quảng cáo tiếp theo.

CTR trung bình trong Adwords

Tỷ lệ CTR trung bình trong Adwords là 1.91% cho tìm kiếm và 0.35% cho hiển thị, tuy nhiên theo nguyên tắc thông thường, CTR trong Adwords tốt nhất là từ 4 – 5% cho mạng tìm kiếm hoặc 0.5 – 1 % cho mạng hiển thị.

CTR có thể kết hợp cùng các KPI khác

CTR được xem là thước đo số người nhấp vào quảng cáo của bạn, tuy nhiên nó không trực tiếp phản ánh tỷ lệ chuyển đổi trang đích. Bên cạnh đó, CTR cũng sẽ cho bạn biết mức độ hấp dẫn quảng cáo là bao nhiêu lần nhấp chuột. Nếu bạn đang cần nhắm vào mục tiêu chuyển đổi thay vì tỷ lệ người xem thì CTR có lễ không thể cung cấp nhiều thông tin.

CTR và mối quan hệ chặt chẽ với SEO

Chỉ số CTR đóng vai trò quan trọng bởi tỷ lệ click chuột được xem là chỉ số đánh giá xếp hạng website uy tín. Chỉ số CTR càng cao, điều đó càng chứng tỏ rằng website của bạn càng uy tín và có sự thu hút đến người xem. Và tất nhiên Google cũng ưu ái những website có sự ủng hộ tích cực từ người dùng.

CTR và mối quan hệ chặt chẽ với SEO 

Cách gia tăng tỷ lệ nhấp chuột trong SEO hiệu quả

Những website có chỉ số CTR cao thì dễ dàng có vị thế xếp hạng trên trang tìm kiếm, và có lượng traffic ổn định. Vậy làm thế nào để cải thiện chỉ số CTR? Dưới đây là những cách giúp gia tăng tỷ lệ nhấp chuột được các đơn vị làm dịch vụ SEO sử dụng thành công qua nhiều dụ án.

Nghiên cứu các Long-tail keyword

Longtail keyword – từ khóa dài/ mở rộng là một phần quan trọng trong chiến lược SEO. Việc nghiên cứu những từ khóa dài và tích hợp chúng vào website sẽ giúp tăng đáng kể số lượng truy vấn tự nhiên. Có thể nói từ khóa dài chính là chìa khóa để xây dựng một website vững chắc, giúp bạn nhận được nhiều lượt click chất lượng.

Viết đoạn Meta Description hiệu quả

Viết đoạn Meta Description hiệu quả 

Thẻ Meta Description xuất hiện phần lớn trong kết quả của công cụ tìm kiếm, nó cung cấp những thông tin hữu ích mà khách hàng truy cập tiềm năng mong đợi khi nhấp chuột vào liên kết. Viết một thẻ Meta Description chất lượng có thể tăng tỷ lệ CTR đánh kẻ, tuy nhiên bạn chỉ nên viết khoảng 160 ký tự để việc tối ưu SEO hiệu quả hơn.

Thực hiện dữ liệu có cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc (Schema Markup) là thành phần chính tạo nên nội dung tương tác, phong phú, thường xuất hiện trên tất cả các kết quả tìm kiếm. Đặc biệt chúng có thể lách luật SEO nếu bạn có một sơ đồ đúng như thuật toán Google đang tìm kiếm.

Cấu trúc dữ liệu là một dấu hiệu hữu ích giúp Google nhận biết việc tìm kiếm được trình bày theo cách nào. Bạn có thể thấy các hộp thông tin thường xuất hiện trên top đầu của kết quả trả về trên Google.

Sử dụng hình ảnh cho các bài viết

Hình ảnh có giá trị bằng cả ngàn từ ngữ không chỉ mang lại tỷ lệ CTR, mà chúng còn giúp tăng CTR lên tới 42% trong các email. Bên cạnh đó, hình ảnh còn giúp tăng sự tương tác trên các kênh truyền thông xã hội rất tốt. Có thể nói, hình ảnh đóng vai trò rất lớn trong việc đưa thông tin vào hộp thông tin, vậy nên hãy chắc chắn đưa vào những hình ảnh gốc, có liên quan đến nội dung.

Sử dụng URL mô tả

Sử dụng URL mô tả 

URL trang của bạn là nơi chứa các từ khóa dài và xuất hiện trong bản xem trước liên kết nhằm thu hút khách hàng truy cập và nhấp chuột vào. Độ dài, đường dẫn và danh mục URL cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả tìm kiếm. Vậy nên khi đăng bài trên Blog hoặc website, hãy phân loại chúng đúng cách, điều này sẽ giúp tăng khả năng xuất hiện của từ khóa cũng như khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm.

Đơn giản hóa định dạng tiêu đề

Tiêu đề là yếu tố mà công cụ tìm kiếm nhìn thấy đầu tiên và rõ ràng nhất của một bài viết trên website. Chúng có thể bị ngắt quãng, ngăn cách nếu bạn sử dụng tên thương hiệu, tuy nhiên điều này có thể làm ảnh hưởng đến thứ hạng trong trang tìm kiếm. Trên thực tế bạn có thể thêm tên thương hiệu của mình vào tiêu đề, bởi việc đó chẳng cản trở hay làm tăng thuật toán tìm kiếm của Google.

Địa phương hóa nội dung

Trong những năm gần đây, Google đã quan tâm hơn đến các yếu tố tương thích với thiết bị di động, bởi đây là phương pháp tìm kiếm ưa thích của người dùng. Những nội dung bạn tìm kiếm trên thiết bị di động sẽ phụ thuộc vào vị trí của bạn phụ thuộc vào yếu tố được gọi là “địa phương hóa”. Nếu muốn tăng CTR, hãy “địa phương hóa” nội dung website của bạn. Đây là cách hiệu quả để có thêm khách hàng hơn là treo các banner trên các góc phố.

Xác định các trang có CTR cao nhất và thấp nhất

Xác định các trang có CTR cao nhất và thấp nhất 

Có 2 cách để bạn kiểm tra và xác định các trang có CTR cao nhất và thấp nhất trên Google Analytics:

  • Cách 1: Vào Acquisition, chọn Search Console, chọn tiếp Queries để tìm hiểu những truy vấn dẫn đến trang của bạn.

Báo cáo sẽ hiển thị số lần nhấp chuột, chỉ số CTR và vị trí trung bình trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đây là những thông tin rất có giá trị, vậy nên bạn cần xem, tải về và phân tích nó.

  • Cách 2: Kiểm tra các Landing Page trong cùng một menu

Báo cáo này sẽ cung cấp các thông tin chi tiết hơn về số lần hiển thị, số lần nhấp chuột của bất kỳ liên kết nào. Bên cạnh đó nó còn hiển thị Bounce rate, các phiên, chuyển đổi và dữ liệu có giá trị khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy được trang có chỉ số CTR cao nhất và thấp nhất trong báo cáo này.

Tối ưu hóa tốc độ website

Lượt click sẽ không được tính nếu người dùng không thể đợi trang web load xong, vậy nên tốc độ website cũng là yếu tố cần thiết để tăng lượt nhấp chuột và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Tốc độ tải trang có ảnh hưởng lớn tới vị trí trên trang kết quả của Google, do đó cải thiện tốc độ website là ưu tiên hàng đầu để duy trì CTR.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp vấn đề liên quan đến câu hỏi CTR là gì? Cách gia tăng tỷ lệ nhấp chuột trong SEO hiệu quả. Bằng cách cải thiện tỷ lệ CTR, bạn sẽ tăng được traffic tìm kiếm và chuyển đổi, giúp trang web của mình nằm trong top của SERP và nhận được những cú nhấp chuột.