Traffic là gì? Tầm quan trọng của traffic trong SEO

traffic

Chắc hẳn khi phát triển website và thực hiện các công tác SEO, bạn sẽ rất quen thuộc với định nghĩa “traffic”. Người người tìm cách tăng traffic, nhà nhà kéo traffic về website, chứng tỏ tầm quan trọng của nó là rất lớn. Hiểu được tường tận traffic là gì, các kênh traffic gồm có những kênh nào và nó quan trọng ra sao sẽ giúp bạn triển khai SEO một cách thành công. Bài viết dưới đây của litado sẽ giúp các bạn có cái nhìn từ tổng thể cho đến chi tiết hơn về “traffic” nhé.

Traffic là gì?

Traffic được hiểu là tổng số lượng các lần truy cập của người dùng vào website, con số này được tính khi có người truy cập vào website của bạn. Traffic được tính trên toàn site và giá trị này sẽ tăng khi cứ có một người dùng truy cập website của bạn, dù là từ trang này chuyển sang trang khác hay từ bất kỳ quốc gia nào. Những người thực hiện chiến dịch SEO hay các chiến dịch quảng cáo khác cũng thường dựa vào traffic để đánh giá hiệu quả chiến dịch trên Internet, và dùng công cụ SEO Google Analytics để lấy kết quả.

Để diễn giải một cách dễ hiểu và gần gũi, hãy tưởng tượng “traffic” như là lưu lượng giao thông ngoài đường phố trong cuộc sống thực tại. Trong đó, người tham gia giao thông (xe máy, xe ô tô, taxi, xe buýt, người đi bộ…) đại diện cho “traffic”. Quận 1 đại diện cho website của bạn, các quận còn lại là đại diện cho các website khác. Chẳng hạn anh X một ngày đi làm từ nhà đến Quận 1, tức là anh ấy đã đóng góp 1 lượt truy cập vào website của bạn. Nếu có những ngày chẳng may anh ấy đang trên đường đi về nhà, phát hiện mình để quên đồ ở công ty, bèn quay lại quận 1 để lấy, tức là anh ấy đã đi vào ra quận 1 tận 2 lần, tương ứng 1 người dùng với 2 lượng truy cập. Vào những thời điểm cuối tuần người ta thích ra Quận 1 vui chơi, thời điểm đó gọi là “cao điểm traffic”, cũng như vào thời gian rãnh, người dùng sẽ ưa thích truy cập Internet và truy cập website của bạn nhiều hơn.

Traffic là gì? Ảnh hưởng đến website như thế nào?
Traffic là gì? Ảnh hưởng đến website như thế nào?

Traffic cũng được phân thành nhiều loại khác nhau như sau:

  • Organic Search Traffic: truy cập kết quả tìm kiếm tự nhiên, là nguồn truy cập tự nhiên đến từ tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm thông qua các truy vấn cụ thể.
  • Direct Traffic: truy cập trực tiếp, là nguồn truy câp thẳng vào website mà không qua một kênh trung gian nào khác. Những nguồn này có được thông thường nhờ đẩy thứ hạng website lên top thứ hạng tìm kiếm tự nhiên.
  • Referral Traffic: truy cập qua các trang giới thiệu, tức là nguồn truy cập vào website thông qua các trang trung gian khác, thông qua một link dẫn đặt trên website đó.
  • Social Traffic: truy cập qua các trang mạng xã hội, tức là nguồn truy cập vào website thông qua các nền tảng mạng xã hội nổi tiếng như Instagram, Facebook, Linkedin, Twitter… thường thì là do người dùng chia sẻ link của website lên trang cá nhân hoặc fanpage của mình và hút truy cập về web chủ.
  • Paid Search Traffic: truy cập có trả phí, là nguồn truy cập thông qua các quảng cáo tốn phí như Google Adwords.

Ngoài ra traffic có thể phân chia theo địa lý, tùy thuộc vào website đó ở  khu vực nào thì lượng người dùng ở khu vực đó sẽ truy cập nhiều hơn. Ví dụ trang mona.website là web nước ngoài, tập trung thị trường US thì sẽ có hơn 90% traffic đến từ những thiết bị có IP của US, ngược lại nếu website đó là monamedia.vn thì chắc chắn phần lớn người dùng truy cập vào web sẽ ở Việt Nam.

Tầm quan trọng của traffic trong SEO

Traffic được ví như một “tượng đài” của các nhà phát triển website, là một chỉ số quan trọng hàng đầu của những người làm SEO hay cam kết trong các dịch vụ SEO và đang là mục tiêu chính hướng đến của phần lớn website hiện nay. Vậy tầm quan trọng thật sự của traffic là gì?

Đánh giá độ uy tín và duy trì thứ hạng trên Google

Như đã nói ở trên, tăng traffic website là một nhiệm vụ bắt buộc khi làm SEO, là một trong những yếu tố để Google đánh giá website, tăng hoặc duy trì thứ hạng trên công cụ tìm kiếm (mà cụ thể ở đây là Google). Traffic góp phần giúp tăng nội lực website, yếu tố này nếu kết hợp tốt với các yếu tố khác như từ khóa, nội dung, độ dài nội dung, dẫn link… sẽ giúp đẩy website của bạn lên top tìm kiếm của Google, đồng thời duy trì vị trí cao mà khó bị đẩy xuống được. Mà nếu website của bạn nằm ở top tìm kiếm, lượt truy cập tự nhiên sẽ càng cao hơn, Google sẽ càng “thích” và cứ giữ vững thứ hạng website của bạn nằm ngay trên đầu. Nó như một vòng tuần hoàn tăng trưởng, càng ngày càng lớn mạnh.

Đánh giá khả năng tăng trưởng

Vào một khoảng thời gian định kỳ (hàng tháng, hàng quý, hàng năm…) người phát triển website sẽ đánh giá lại tổng thể tình hình tăng trưởng của website. Số liệu này dựa trên những kết quả của việc tăng trưởng lượt truy cập, số lượng người dùng mới và duy trì số lượng người dùng cũ. Và đương nhiên con số trên thường phải lớn hơn 0, bởi nếu độ tăng trưởng là âm chứng tỏ website của bạn đang bị khách hàng hiện tại quên lãng, khách hàng tiềm năng lại không tiếp cận được. Lúc này, bạn hãy đánh giá lại tổng thể các chiến lược SEO để thu hút traffic để cân nhắc nó có vấn đề ở khâu nào (nội dung, thiết kế trải nghiệm người dùng, từ khóa…) và tìm cách khắc phục.

Tăng khả năng chuyển đổi

Tất cả đều hiểu rằng mọi công sức, kế hoạch cho các chiến dịch Search Engine Marketing (Tiếp thị thông qua công cụ tìm kiếm) như Quảng cáo tìm kiếm (Google Ads Search) và SEO, quảng cáo thông qua mạng xã hội đều là thu hút càng nhiều traffic, mà trong số những lượng traffic khổng lồ thu về đấy, người ta càng dễ dàng tìm ra nhiều khách hàng tiềm năng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi. Traffic tiềm năng mang lại những cơ hội chuyển đổi cao, từ đó doanh số mang về sẽ cao hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, để tăng tỷ lệ chuyển đổi, nguồn traffic bạn đem về phải là những nguồn traffic chất lượng, đúng đối tượng mục tiêu.

Tăng ROI cho chiến dịch chạy Ads

ROI (Return on investment) tức là chỉ số doanh thu trên chi phí thể hiện số tiền mà doanh nghiệp thu về được trên mỗi chi phí bỏ ra, và đương nhiên chỉ số ROI càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng tăng. Nguồn traffic đến từ việc trả phí, tức là Pay Per Click (PPC) – tính phí trên mỗi lượt click là một trong những chiến dịch mà các người thực hiện Marketing trên công cụ tìm kiếm thường hay sử dụng, bởi nó là cách có thể đo lường và tăng traffic hiệu quả. Tuy nhiên nếu chiến dịch này không thể chuyển đổi traffic thành doanh số thì bạn sẽ lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc. Ví dụ cụ thể, bạn đang bán một sản phẩm 100,000 và bạn bỏ ra 1000 đồng cho mỗi lần nhấp với tỷ lệ chuyển đổi là 1% thì bạn cần đến 100 khách hàng mua sản phẩm để hoàn vốn, tương đương lượng traffic lên đến 100,000 lượt. Nếu như lượng traffic tăng lên, thì số lượng khách mua cũng sẽ tăng theo, từ đó ROI sẽ càng lớn.

Tăng ROI cho những chiến dịch chạy ADS
Tăng ROI cho những chiến dịch chạy ADS

Xây dựng độ uy tín của website

Người dùng hiện nay sử dụng Internet để tìm kiếm những thông tin hữu ích phục vụ cho nhu cầu của họ. Nếu website của bạn có lượng traffic cao, chúng sẽ được Google ưu ái “hiện hữu” trước mặt những người dùng đó, họ sẽ nhớ được doanh nghiệp bạn như một địa chỉ đáng tin cậy phục vụ cho nhu cầu của họ. Những khách hàng của bạn sẽ giới thiệu với nhiều người về website của bạn này được gọi là reference traffic. Ngoài ra, traffic cũng là tiêu chí để đánh giá độ phổ biến (lượng người quan tâm đến website của bạn, lượng người truy cập nó và có quay lại thường xuyên hay không, lượng truy vấn tìm kiếm) một tiêu chí trong thang điểm Domain Authority – đo lường độ uy tín và độ mạnh của một tên miền (Domain) để tăng điểm website khi thực hiện SEO. Bạn có thể tham khảo tên miền websitenhahang.vn đây là tên miền cho nhà hàng rất thành công hiện nay hoặc xem bài viết “mẹo chọn tên miền chuẩn SEO” của chúng tôi tại đây.

Tuy nhiên, các dịch vụ thiết kế website tại HCM đã chia sẻ, tuy traffic vẫn quan trọng, nhưng hiện nay nó không còn là tất cả nữa. Ngày nay, các doanh nghiệp cần đi sâu hơn, không chỉ dừng ở việc khách hàng truy cập vào website, mà còn cần phải nghiên cứu hành động của họ trên website của mình. Nếu nói như thế thì chúng ta chỉ đi được một nửa chặng đường, vì dù traffic có cao, nhưng tỷ lệ chuyển đổi sang hành động thực (call to action) quá thấp, thì vẫn không thể nói là chiến dịch Digital Marketing đó có hiệu quả. Các doanh nghiệp còn cần phải phải tiến hành chuyển đổi số để có hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Đối với một website, traffic quả thật rất quan trọng, do đó hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm này cũng như có các cách tăng traffic cho website phù hợp. Bạn cũng có thể tìm đến các dịch vụ SEO để được tư vấn gói dịch vụ để giúp cho website được cải thiện tốt hơn về thứ hạng trên tìm kiếm, từ đó sẽ kéo theo lượng khách hàng cũng nhiều hơn, thúc đẩy phát triển.