Conversion rate là một yếu tố quan trọng trong chiến lược paid search. Tuy nhiên nhiều người lại không hiểu rõ về nó cũng như không nắm được các cách tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề này.
Conversion rate là gì?
Conversion rate hay tỷ lệ chuyển đổi là một công thức được dùng để so sánh tổng số khách truy cập vào một trang web với số người trong số đó trở thành người đăng ký, khách hàng trả tiền hoặc người dùng.
Tỷ lệ chuyển đổi này vô cùng hữu ích với các nhà đầu tư SEO, đặc biệt là những nhà đầu tư có sử dụng dữ liệu về lượng truy cập trang web để xác định các phương pháp tiếp thị khác nhau. Do đó, được sử dụng nhằm tăng doanh số bán sản phẩm.
Conversion rate có thể được đánh giá thông qua yêu cầu liên lạc, mua hàng, báo giá, sắp xếp cuộc hẹn,…
Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi:
Công thức để tính tỷ lệ chuyển đổi với điều kiện mục tiêu, lưu lượng truy cập được tính trên cùng đơn vị thời gian như sau:
Tầm quan trọng của tỷ lệ chuyển đổi
Bất kỳ một người làm SEO nào cũng có mục tiêu là tăng vị trí trên bảng xếp hạng tìm kiếm và cùng với đó là nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Bởi tăng số chuyển đổi chính là lý do sâu xa của việc SEO ra đời. Việc tăng thứ hạng tìm kiếm cũng đơn thuần là nhằm mục đích tăng số chuyển đổi của website. Nhưng tỷ lệ chuyển đổi này không chỉ là sử dụng dịch vụ hay mua hàng mà còn có thể là các tương tác với website như follow, like, comment, subcribe hay một số hoạt động khác.
Bên cạnh đó, các chuyển đổi này cũng được đánh giá là một chỉ số chất lượng truy cập quan trọng. Người SEO có thể đánh giá được hiệu quả chiến dịch SEO và từ khóa nào đang tạo ra được giá trị chuyển đổi cao thông qua việc theo dõi và phân tích tỷ lệ chuyển đổi.
Một chiến dịch SEO hiệu quả cần tạo ra được tỷ lệ chuyển đổi cao, đặc biệt là tỷ lệ chuyển đổi mục tiêu mà người làm SEO hướng đến.
5 lý do khiến Conversion rate thấp
Nắm được lý do khiến Conversion rate thấp thì bạn mới dễ khắc phục được. Có khá nhiều yếu tố làm cho tỷ lệ chuyển đổi thấp, dưới đây là 5 nguyên nhân cơ bản.
- Bạn chưa biết sử dụng chức năng Goals trong thẻ Convertion trong Google Analytic. Bạn không thể thống kê mục tiêu website của bạn từ lượng khách truy cập nếu bỏ qua điều này. Để từ đó đoán bệnh và tạo ra những thay đổi phù hợp hơn cho trang web.
- Nội dung trình bày trên web thiếu uy tín, thiếu trung thực và quá mơ hồ. Làm cho khách hàng thiếu niềm tin vào những gì bạn thể hiện và họ sẽ không có bất kỳ hành động nào sinh ra giá trị cho bạn. Chẳng hạn, bạn cung cấp dịch vụ thiết kế website cao cấp thì phải thể hiện sự uy tín cao từ các dự án, chứng chỉ, khách hàng quốc tế hay công nghệ web vượt trội.
- Thiết kế website thiếu ấn tượng, kém thân thiện với khách truy cập khiến cho khách hàng chỉ nghĩ đến việc thoát ra ngay khi nhìn thấy website bạn lần đầu.
- Tốc độ tải trang có vấn đề khi khách truy cập thăm website của bạn.
- Thương hiệu chưa đủ uy tín, chưa nổi bật để khách hàng có lòng tin ngay khi đến với website của doanh nghiệp bạn.
Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả bạn cần biết
Tăng conversion rate là điều rất quan trọng, đó là nền tảng để tăng doanh thu cao. Nếu bạn còn chưa biết cách tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả thì hãy bỏ túi những gợi ý dưới đây của chúng tôi.
1. Tối ưu hóa giao diện website
Giao diện website là thứ rất quan trọng, bởi nó đập vào mắt khách hàng đầu tiên. Các dịch vụ, sản phẩm ngày càng nhiều thì khách hàng sẽ trở nên có nhiều lựa chọn và họ càng khó tính hơn. Đến cả giao diện của một website cũng là yếu tố để họ đánh giá sự chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, với giao diện tối ưu, bạn sẽ có tỷ lệ bounce rate rất thấp. Ví dụ điển hình là từ một blog của mình, mình có thay đổi và tối ưu lại giao diện vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm nay thì lượng pageview đã tăng trên 30% trong tổng lượt pageview trước đó.
Như thế, việc tối ưu hóa giao diện phù hợp là một công việc rất cần thiết mà bạn cần xem xét đầu tiên nếu muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả. Tạo được ấn tượng đầu tiên cho khách hàng thì cơ hội họ mua hàng của bạn sẽ cao hơn phần nào.
2. Thực hiện A/B Testing
Kỹ thuật A/ B Testing thật sự là một phạm trù chuyên biệt, rất khoa học của chủ đề tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. A/ B Testing hay còn gọi là thử nghiệm phân tách là một trong các kỹ thuật giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của website. Đó là khả năng biến người truy cập thành khách hàng.
Nếu bạn có 2 titles cho trang của mình mà không biết nên sử dụng cái nào? Bạn có thể chạy A/ B testing để xem cái nào hoạt động tốt hơn.
Bạn tạo 2 phiên bản thay thế của trang (trang A, trang B). Mỗi phiên bản có một tiêu đề khác nhau.
Phần mềm này hướng 50% lượng truy cập đến trang A và 50% đến trang B. Cả 2 trang đều có lời kêu gọi hành động. Và cuối cùng bạn hãy đến xem có bao nhiều người đã thực hiện hành động đó.
Trang có nhiều chuyển đổi hơn, nhiều người thực hiện hành động hơn thì sẽ giành được chiến thắng. Mục tiêu chính là cần có ít nhất một và tốt nhất là một số A/ B testing đang chạy tại bất kỳ thời điểm nào trên trang web của bạn.
Những lưu ý cần biết khi thực hiện kỹ thuật A/ B Testing:
- Lưu ý thứ nhất: Chỉ thực hiện test một yếu tố cùng một thời điểm bạn chọn ra trong rất nhiều yếu tố có trên site. Cùng thời điểm bạn sẽ chỉ chọn ra một cái để làm A/B testing.
Tại sao lại phải làm như vậy? Chẳng hạn, bạn đang muốn test xem cái nút CTA màu xanh với màu đỏ, nút nào được click nhiều hơn. Thì cùng thời điểm đó bạn chỉ có thể thực hiện A/ B Testing với mỗi 2 cái nút này thôi. Bạn không thể nào làm cùng lúc test nút CTA, rồi test thêm layout blog post, rồi test vị trí optin mail,…
Như thế thì khi có kết quả, lượng truy cập đó bạn không biết là nó thuộc về kết quả của test nút CTA hay kết quả test layout blog post. - Lưu ý thứ 2: Kỹ thuật A/ B Testing chỉ áp dụng được, khi và chỉ khi web của bạn đã có lượng traffic nhiều và ổn định. Đơn giản nếu site của bạn chưa có lượng truy cập gì cả, hoặc lèo tèo thì bạn test cũng chỉ tốn công mà lại không đủ số lượng giúp bạn làm thành dữ liệu để phân tích.
- Lưu ý thứ 3: Kỹ thuật này phải được áp dụng trong 1 thời gian dài, ít nhất là 1 tuần. Nếu 1 tuần mà kết quả không chênh lệch đáng kể thì bạn cần thực hiện công việc này lên tới cả tháng để thấy sự chênh lệch rõ hơn.
3. Tạo một value proposition rõ ràng và hấp dẫn
Tiền năng của conversion rate được xác định bởi tuyên bố giá trị (value proposition). Nó chính là yếu tố chuyển đổi quan trọng nhất.
Value proposition là gì?
- Value proposition là tuyên bố giá trị thường được sử dụng để tóm tắt lý do tại sao khách hàng tiềm năng nên mua hàng từ bạn chứ không phải là đối thủ. Ngoài việc muốn biết mình sẽ có được gì từ sản phẩm thì khách hàng còn đặt ra câu hỏi tại sao họ lại phải mua chúng từ bạn.
- Có nhiều marketers cố gắng cải thiện tỷ lệ chuyển đổi bằng cách thay đổi các yếu tố trang như kích thước font chữ, màu sắc, style của nút CTA, ưu đãi, hình ảnh,…Nhưng họ không nhận ra rằng họ nên tập trung vào việc xây dựng các value propositions đối với khách hàng.
Làm thế nào để có một value proposition tốt?
- Value proposition của bạn phải có sự khác biệt so với offer của đối thủ cạnh tranh.
- Có thể bạn giống với đối thủ cạnh tranh trên mọi khía cạnh, tuy nhiên phải có tối thiểu 1 điều gí đó khiến bạn khác biệt so với thị trường. Đó là yếu tố quan trọng chính đối với người mua.
- Phác thảo một tuyên bố giá trị đòi hỏi sự am hiểu thấu đáo về những điều độc đáo của dịch vụ, sản phẩm và doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, value proposition tốt còn phải được truyền đạt hiệu quả để đạt được kết quả tối ưu. Bạn cần tinh chỉnh value proposition của mình cho đến khi nó rõ ràng bằng một câu duy nhất và phải thực sự đáng tin cậy.
4. Tập trung xây dựng content marketing
Khách hàng truy cập vào website của bạn bằng từ khóa nào đó, nếu như họ đang tìm kiếm thông tin để mua hàng thì cái bạn cần làm là cung cấp được điều gì đó đáp ứng vấn đề của họ. Khiến khách hàng tập trung và đi vào tìm hiểu sâu các thông tin ngay trên trang web của bạn chứ không phải nhấn nút back và vào một trang web khác.
Nghĩa là bạn cần giúp họ nhanh chóng tìm ra câu trả lời phục vụ nhu cầu của họ, chứ không để họ đang có nhiều phân vân để rồi đi tìm ở 1 trang web khác.
Những yếu tố sau đây bạn có thể lưu ý để bổ sung tính chất này :
- Headline – tiêu đề site, tiêu đề bài review, tiêu đề blog post…
- Các thẻ heading, subtitle – các đề mục nhỏ,…
- Hình ảnh
- Bullet Point – đặc biệt các review site. Đa phần không ai muốn tốn nhiều thời gian khi đứng trước một nội dung trên web, vì thế họ chỉ tập trung vào những đề mục đưa ra nhỏ nhỏ như này. Đặc biệt là khi bạn review về sản phẩm, nói về các tính năng của sản phẩm.
- Social proof
- Testimonial
5. Cắt giảm các thuật ngữ
Cắt giảm bớt các thuật ngữ kinh doanh phức tạp để đỡ làm phiền mọi người. Nó sẽ không thực sự mang lại hiệu quả.
Bạn viết cho mọi người, đó là những người đọc web của bạn. Giám đốc marketing hay quản lý bán hàng cũng một đối tượng. Vì thế, đừng viết cho riêng ai với những thuật ngữ mơ hồ, mà hãy viết để tất cả mọi người đều hiểu.
Cách tốt nhất để diễn đạt lại tất cả những lời tiếp thị trên web của bạn là hãy tưởng tương như bạn đang giải thích chúng cho một người bạn của mình. Bạn cần diễn đạt sao cho bạn của bạn có thể hiểu nó một cách rõ ràng nhất.
Conversion rate là một yếu tố quan trọng, vì thế bạn cần biết cách tăng tỷ lệ chuyển đổi để mang lại hiệu quả cao. Hi vọng, bài viết đã giúp bạn giải đáp nhiều vấn đề về conversion rate. Đừng quên ghé thăm chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!